Những tấm lòng vàng 8.11.2023
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnChút tản mát miền Tây
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết. Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế... "Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết việc khắc phục các thanh gỗ bị mục dự kiến sẽ hoàn thành trong hôm nay 12.2.
Nam bộ lại xuất hiện nắng nóng gay gắt vượt 38 độ C
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Ngày 24.2, Công an tỉnh Ninh Bình thông tin về vụ việc một nhóm thanh niên hung hãn lao vào sân bóng đá, đánh đập, dùng dao đe dọa, bắt một nam thanh niên phải quỳ gối xin lỗi.Theo Công an tỉnh Ninh Bình, khoảng 16 giờ 30 ngày 22.2, Đinh Quang Minh (18 tuổi, ngụ thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rủ theo 8 thanh niên khác (từ 16 - 21 tuổi) đến sân bóng Hưng Phương (thôn Đồng Nhân, xã Khánh Thượng, H.Yên Mô, Ninh Bình) tìm anh T.A.K (17 tuổi, ngụ xã Yên Nhân, H.Yên Mô, Ninh Bình) để giải quyết mâu thuẫn.Khi đến sân bóng, Đinh Quang Minh cùng 4 người xông vào sân lôi kéo, trong đó có 2 người dùng tay chân đánh đập anh K. Đinh Quang Minh vung dao đe dọa, bắt anh K. phải quỳ xuống xin lỗi mới buông tha.Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Công an xã Khánh Thượng triệu tập những người liên quan để điều tra, làm rõ.Tại cơ quan công an, Đinh Quang Minh khai nhận, Minh và anh K. cùng yêu một cô gái nên xảy ra mâu thuẫn. Do đó, Minh đã rủ nhóm bạn đi tìm anh K. đe dọa.Nội dung vụ việc được camera an ninh tại sân bóng ghi lại và được đăng tải lên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của dư luận.Vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình cùng Công an xã Khánh Thượng làm rõ.
Nhiều hoạt động noi gương Tổng Bí thư Trần Phú
Theo PhoneArena, một báo cáo mới đây từ công ty an ninh mạng Kaspersky đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một làn sóng tấn công độc hại nguy hiểm nhắm vào thông tin tài chính cá nhân. Theo đó, có tới 26 triệu thiết bị trên toàn cầu đã bị nhiễm mã độc chuyên đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng, bao gồm cả mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác.Loại phần mềm độc hại này được phân loại là 'infostealer' và hoạt động đúng như tên gọi của nó. Chúng xâm nhập vào thiết bị của người dùng, bí mật thu thập dữ liệu quan trọng như số thẻ ngân hàng, thông tin đăng nhập và các thông tin cá nhân khác. Kaspersky ước tính rằng chỉ riêng trong năm 2023 và 2024, đã có 25 triệu người dùng trở thành mục tiêu của loại tấn công này.Đáng lo ngại hơn, báo cáo cho thấy cứ 14 thiết bị bị nhiễm 'infostealer' thì có 1 thiết bị bị đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng. Trong giai đoạn 2023 - 2024, ước tính có khoảng 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên các diễn đàn tin tặc.Mối đe dọa từ infostealer không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp số thẻ. Chúng còn nhắm đến các dữ liệu quan trọng giúp xác minh danh tính người dùng như mật khẩu, cookie trình duyệt và các thông tin tương tự. Những dữ liệu này sau đó được rao bán trên web đen, gây ra những hậu quả khôn lường cho người dùng.Infostealer thường được ngụy trang dưới dạng các phần mềm hợp pháp, chẳng hạn như các phần mềm gian lận trong game, phần mềm bẻ khóa, hoặc các ứng dụng hấp dẫn khác. Người dùng vô tình tải về và cài đặt, vô hình trung mở đường cho phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị.Ngoài ra, infostealer còn lây lan qua các hình thức lừa đảo trực tuyến (phishing) như email giả mạo, tin nhắn chứa liên kết độc hại, hoặc các trang web bị nhiễm. Báo cáo của Kaspersky chỉ ra một số 'gương mặt' nổi bật trong số các loại infostealer:Báo cáo này một lần nữa mang đến lời cảnh tỉnh về tình trạng tấn công mạng ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm. Đồng thời, việc nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân là vô cùng cần thiết để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm mạng.